TẠM BIỆT TÁO BÓN – ĐÓN CHÀO NIỀM VUI

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

 
Táo bón luôn là nỗi lo của mọi lứa tuổi từ già trẻ lớn bé. Tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như trĩ, về hậu môn, trực tràng. Đối với trẻ nhỏ, táo bón lâu ngày có thể dẫn đến kém hấp thụ chất dinh dưỡng, chậm phát triển.

Táo bón là gì?

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

  Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Táo bón cấp tính có thể gây tắc ruột, thậm chí có thể phải phẫu thuật. Từ trước đến nay, có rất nhiều định nghĩa về táo bón khác nhau, nhưng thông thường ở người lớn, là việc không đi đại tiện quá 3 ngày; ở trẻ em, một tuần không thể đi đại tiện 3 lần thì được coi là táo bón.   Trong việc chẩn đoán lâm sàng, ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa thường chia táo bón thành 2 nhóm, đó là: – Táo bón nguyên phát – Táo bón thứ phát

Nguyên nhân táo bón

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

  Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm.

1. Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

    • 1.1 Táo bón có nhu động bình thường

    • Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện.
    • 1.2 Táo bón có nhu động chậm

    • Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng, ít có nhu cầu đại tiện.
    • 1.3 Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu

    • Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không hết phân, phải cần hỗ trợ mới tống phân ra ngoài hết được.

2. Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

    • 2.1 Do chế độ ăn uống, sinh hoạt:

    • Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
    • 2.2 Mắc bệnh lý thực thể:
    • Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
    • 2.3 Mắc bệnh lý toàn thân:
    • Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón.
    • 2.4 Mang thai:
    • Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón.
    • 2.5 Dùng một số loại thuốc:
    • Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây táo bón.

3. Ai có nguy cơ bị táo bón?

Hầu như ai cũng từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời, người trên 60 tuổi, phụ nữ và phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, nhóm người này cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn để giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.

4. Dấu hiệu nhận biết táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng.
    • 4.1 Dấu hiệu táo bón ở người lớn:

    • Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể lẫn máu do xuất huyết hậu môn.
    • 4.2 Dấu hiệu táo bón ở trẻ em:

    • Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do chướng bụng, đau bụng.

5. CÁC PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

Men vi sinh Bifidus hỗ trợ điều trị táo bón

Táo bón có thể xảy ra ở bất cứ ai. Vậy nên, chúng ta cần phải chủ động phòng tránh và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước (1.5 – 2l mỗi ngày), bổ sung chất xơ và hạn chế các thực phẩm từ chất béo động vật, đường tinh luyện, cà phê, trà và rượu;
– Vận động nhiều hơn: Mỗi ngày dành khoảng ít nhất 15 phút để luyện tập thể dục;
– Kết hợp bổ sung Men vi sinh Dr.G Bifidus có chứa các chủng lợi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobaterium giúp trị táo bón.
Men vi sinh Bifidus – tạm biệt nỗi lo táo bón!
▶️▶️ Mua sản phẩm Men vi sinh cao cấp Dr.G Bifidus tại đây: m.me/462409481230681 hoặc liên hệ Hotline: 0869.799.239
__________
BP PHARMA – Hạnh phúc khi được sẻ chia
☎ Hotline: 0869799239
🏘 Địa chỉ: 05 Phan Văn Đạt, KP Phú Tân, Đồng Xoài, Bình Phước.
Chi nhánh HCM: 187A Lê Văn Lương, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh.